Nên chọn chuột không dây với pin rời hay pin tích hợp?
Sau khoảng 3 ngày, bệnh nhân có cảm giác ngứa ở vùng lỗ tiểu, đi tiểu trở nên rát buốt và bắt đầu tiết dịch mủ, nên đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.Sau 11 năm yêu nhau, cặp đôi ‘số 10’ có cái kết đẹp
"Những tài nguyên này là vô giá, một số tiền khổng lồ, rất lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần bảo vệ nó. Nếu nói về một thỏa thuận, đó là điều người Mỹ muốn, thì hãy thực hiện một thỏa thuận", Ông Zelensky nói.Ông Zelensky nhấn mạnh mong muốn được đảm bảo an ninh từ các đồng minh. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông muốn Ukraine cung cấp cho Mỹ khoáng sản để đổi lại việc hỗ trợ tài chính cho Kyiv trong cuộc xung đột với Nga."Đây là những gì tôi đã nói với Tổng thống Trump khi chúng tôi gặp nhau. Tôi nói với ông ấy rằng "Đây là Kế hoạch Chiến thắng". Tại sao lại là chiến thắng? Vì đó là chiến thắng cho tất cả. Chúng tôi sẽ bảo vệ hàng nghìn tỉ USD đó. Chúng tôi sẽ ngăn Nga khai thác các khoáng sản mà Moscow sau này sẽ sử dụng để sản xuất công nghệ cho mình".Ukraine đã đưa ra ý tưởng cho phép các đồng minh đầu tư vào khoáng sản quan trọng của mình từ mùa thu năm ngoái, khi nước này đưa ra một "kế hoạch chiến thắng" nhằm giúp Ukraine có vị thế đàm phán tốt nhất và buộc Moscow phải ngồi vào bàn đàm phán.."Người Mỹ đã giúp đỡ nhiều nhất, và do đó người Mỹ phải kiếm được nhiều nhất. Và trong việc tái thiết Ukraine, họ nên có ưu tiên này và họ sẽ làm như vậy. Tôi cũng muốn nói chuyện này với Tổng thống Trump".Ukraine có trữ lượng titan lớn nhất châu Âu, chiếm 7% toàn cầu. Trước khi bùng nổ chiến sự vào tháng 2.2022, Ukraine từng là nhà cung cấp titan quan trọng cho các ngành công nghiệp quân sự.Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 7.2 tiếp tục nhắc lại vấn đề khoáng sản "đất hiếm" của Ukraine như một cách trao đổi "có đi có lại" để Mỹ tiếp tục hỗ trợ.Ông Trump cũng cho biết có thể sẽ gặp người đồng cấp Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine. Ông nói: "Có thể tôi sẽ gặp Tổng thống Zelensky vào tuần tới. Và có lẽ tôi cũng sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tôi muốn chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này. Đã có 800.000 - 900.000 lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương nặng, trong khi con số này ở phía Ukraine là 700.000 người".Theo Reuters, Tổng thống Trump không nêu rõ đó sẽ là cuộc gặp trực tiếp hay trực tuyến. Nhưng ông khẳng định sẽ không đến Ukraine.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7.2 cảnh báo "đang có rất nhiều thông tin không chính xác" về kế hoạch của Mỹ nhằm kết thúc chiến sự ở Ukraine, song tái khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại để tìm giải pháp cho xung đột.
Lý Hoàng Nam vào bán kết giải quần vợt quốc tế M25 Ấn Độ
Các nhà phân tích cho rằng, những rủi ro trong xung đột địa chính trị có thể không kéo dài nếu nguồn cung không thực sự bị gián đoạn. Hiện công suất dự phòng tại một số quốc gia sản xuất dầu đang cao, có thể bù đắp cho bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào. Tuy vậy, một đợt tăng giá dầu kéo dài có thể xảy ra nếu eo biển Hormuz - đường huyết mạch dầu mỏ quan trọng nhất thế giới - bị gián đoạn hoặc ông lớn dầu mỏ Ả Rập Xê Út trực tiếp bị lôi kéo vào cuộc xung đột.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, anh Timothée Rousselin (còn gọi là Tim) và vợ, chị Eley Nhung Rousselin đã chia sẻ về những cái tết đặc biệt của gia đình Pháp - Việt này ở TP.HCM cũng như dành lời chúc đặc biệt tới quý độc giả Báo Thanh Niên.Tim, một người đàn ông Pháp đem lòng yêu Việt Nam ngay từ cái nhìn đầu tiên để rồi từ bỏ sự nghiệp suốt 15 năm ở Paris, anh quyết định gắn bó với TP.HCM suốt đời. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2019, anh Tim quyết định bỏ lại cuộc sống đã quá quen thuộc ở Pháp, tìm kiếm cho mình một cuộc sống mới, những cơ hội mới tại TP.HCM. Anh nói đó là một trong những bước ngoặt lớn nhất đời mình.Hành trang đặc biệt nhất anh mang theo là những ấn tượng, cảm mến về Việt Nam, thông qua lời kể của cha mẹ, khi họ từng đến đây du lịch, rằng, Việt Nam tươi đẹp với những con người hiếu khách, tốt bụng và những món ăn ngon.Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, cũng gây cho anh chàng người Pháp những khó khăn thời điểm đầu. Anh nhận ra rằng, để có thể sống ở đây, phải biết tiếng Việt và anh cũng bắt đầu học. Dù hiện tại có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng anh Tim cũng thừa nhận đây thực sự là một ngôn ngữ khó.Những ngày đầu ở Việt Nam, anh làm quản lý cho một nhà hàng Pháp tại TP.HCM. Vài tháng sau, duyên nợ đã đưa anh đến làm việc tại một nhà hàng nổi tiếng giữa lòng Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà và làm quản lý đến thời điểm hiện tại.Tháng 6.2020, anh Tim quen với chị Eley Nhung Rousselin, nay đã là vợ của anh, thông qua mạng xã hội. Chưa đầy 6 tháng yêu nhau, cặp đôi đã có một đám cưới đặc biệt đã diễn ra ở quê chị Eley Nhung ở H.Gò Dầu (Tây Ninh) vào tháng 11.2020, chính thức nên duyên vợ chồng.Đến nay, họ đã có một gia đình nhỏ trọn vẹn với "nếp tẻ đầy đủ", là cậu con trai Louis Minh Khang (4 tuổi) và cô con gái Lilas Minh Vy ( 3 tuổi). Gia đình nhỏ của anh Tim và chị Nhung đang sống những ngày hạnh phúc, yên bình trong căn nhà ở P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức).Từ ngày sống ở TP.HCM, người đàn ông Pháp luôn đón tết ở Việt Nam. Với công việc của một quản lý nhà hàng, anh Tim luôn bận rộn vào những ngày Tết Nguyên đán. Đó là lý do mà chị Eley Nhung thường cùng các con về Tây Ninh đón tết, còn anh ở lại TP.HCM."Đó là công việc của tôi và tôi hạnh phúc khi được cùng mọi người đón khách ở nhà hàng vào dịp năm mới. Bạn biết không, vào ngày tết, mọi người sẽ mặc những bộ áo dài thật đẹp, lộng lẫy, tinh thần vui tươi, phấn khởi vào nhà hàng hay đến khu vực trung tâm TP.HCM chụp ảnh. Với tôi, hình ảnh đó thật đẹp, thật ấn tượng vào ngày tết", anh Tim bày tỏ.Với anh Tim, tết hạnh phúc và yêu thương khi anh được đón những vị khách đặc biệt ở nhà hàng của mình và dành cho nhau những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất. Những nụ cười rạng rỡ, những lời chúc của khách gửi đến người đàn ông Pháp cũng khiến anh có cảm xúc "rất tết", rất ấm áp dù không ở cạnh vợ con.Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay là một cái tết đặc biệt, khi chị Eley Nhung lần đầu ở TP.HCM đón tết cùng anh Tim. Cuối năm 2024, chị vừa cùng gia đình mở một nhà hàng Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) và nhà hàng dự định sẽ bán xuyên tết năm nay.Anh chị cho biết họ luôn nỗ lực làm việc, kể cả ngày tết vì mong muốn có thể lo cho tương lai của các con cũng như để cuộc sống của gia đình nhỏ được tốt hơn. Khi cả 2 vợ chồng cùng nhau nỗ lực, với họ đó cũng là một dạng hạnh phúc."Dù bận thế nào, vợ chồng mình cũng sẽ dành thời gian cho các con, cho gia đình vào năm mới. Xin được chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn", anh Tim và vợ nhắn nhủ.
Sau 10 tháng sinh con, mẹ trẻ bị chỉ trích vì điều này...
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.